Quảng cáo

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

PHÚ QUANG: SAO BÀI HÁT NÀO CŨNG HAY- MỘT ĐIỀU GIẢN DỊ

  • VPRX bí quyết giúp kéo dài thời gian quan hệ giá chỉ có 750K . Bấm vào mua ngay
  • Khuyến mại 3 hộp bao cao su có gai ManUp giúp quan hệ tình dục lâu hơn . Bấm vào mua ngay
  • Miếng dán cai nghiện thuốc lá của Mỹ, cam kết cai nghiện sau 3 ngày . Bấm vào mua ngay
  • Thuốc viagra chính hãng có tem chống hàng giả Bộ Công an . Bấm vào mua ngay
  • Chai xịt stud 100 giúp làm tình lâu hơn . Bấm vào mua ngay
  • PHÚ QUANG: SAO BÀI HÁT NÀO CŨNG HAY- MỘT ĐIỀU GIẢN DỊ

    Phú Quang sáng tác nhiều, nhưng bài hát nào của anh cũng hay, điều đó rất ít nhạc sỹ đạt được. Tất nhiên bác ấy tài, tất nhiên có học nhạc viện có hơn, tốt nghiệp cả "kèn" cả "chỉ huy" quá giỏi, nhưng tỷ lệ bài hát hay quá cao khiến tôi cũng nghĩ mãi do nguyên nhân nào...

    Thế rồi ra nước ngoài, tôi bắt đầu thấy lạ, rằng bài hát nào (đa số) đều được ghi nhạc của nhà soạn nhạc nào, lời (thơ) của ai sáng tác, chỉ có nhạc rock ít đề hơn, thường của ban nhạc nào hát nhạc nấy của họ. Bắt đầu ngờ ngợ rồi đây, rồi đến hôm được xem một talk show về việc "nhạc và lời" của nước ngoài, thấy bàn rôm rả về việc nhạc có trước hay lời có trước, thì tôi mới vỡ lẽ, bài hát của Phú Quang hay là phải, có gì bí hiểm lắm đâu, anh chỉ viết nhạc cho thơ của người khác thôi, chuyên nghiệp, đúng như bên nước ngoài hay làm. Đã có background tốt, lại đúng "công thức" quốc tế, làm gì bài hát chả hay?

    Đó là một "điều giản dị"-tuy thế không hiểu từ bao giờ, ở Việt Nam không phải nhà soạn nhạc nào cũng lưu tâm, mà có khi biết cũng chả chịu làm theo "thông lệ quốc tế". Phú Quang thì ngược lại, ngay từ thời trẻ ông không ỷ vào cái "sự học" của mình, mà bắt đầu ngay từ việc phổ thơ của những tác giả khác! Phổ nhạc cho thơ cũng là công việc rất sáng tạo và cực nhọc đấy, bởi vì nhiều bài thơ bắt buộc phải cắt gọt, đến mức không dễ nhận ra nguyên bản. Thậm chí có nhiều bài Phú Quang chỉ lấy một câu, có lúc chỉ một chữ (!) của nguyên bản, để tạo ta cái "hồn" cho bài hát của mình! Xin mời ACE xem những bài thơ gốc và nhớ về bài hát của Phú Quang, để xem lời bài hát khác nhiều hay ít so với lời thơ của nhà thơ:

     

    Lập tức sẽ có câu hỏi, thế sao các nhạc sỹ khác không làm như vậy? Xin thưa, có làm chứ, từ Phạm Duy đã phổ nhạc cho hàng chục bài thơ Huy Cận, cho đến sau này. Nhà thơ được phổ nhạc nhiều nhất như đã thống kê là Tạ Hữu Yên và Xuân Quỳnh, còn lại rất nhiều người đã được phổ thơ, từ bác Hồ, Tố Hữu...rồi Phạm Tiến Duật, Vi Thùy Linh...Với anh Phú Quang thì nhà thơ Hồng Thanh Quang có vẻ "hợp duyên" nhất, đóng góp mấy bài liền! Được cái Phú Quang tự hào mà khẳng định rằng anh là nhạc sỹ trả tiền bản quyền đầy đủ nhất cho các nhà thơ, dù chỉ dùng của họ một câu hay một chữ!

    Đã nói về việc này không thể nói đến cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn. Là một "fan" trung thành của con người tài hoa nhất mực này, tôi phải công nhận rằng ông thực sự rất ít khi phổ thơ của ai khác, vì chính ông đã là nhà thơ, thậm chí phần "nhà thơ" trong ông còn lớn hơn phần "soạn nhạc", có chăng ông "mượn" vài hình ảnh, điển tích trong đạo Phật mà thôi... Không thể nói nhạc ông không hay, ngược lại là đằng khác, rất nhiều giai điệu tuyệt vời và đi vào lòng người, tuy vậy cũng phải thấy nhạc của ông dù sao cũng "đơn giản" hơn nhạc của Phú Quang hay Phạm Duy. Vậy chỉ có thể nói: anh Sơn có quá nhiều bài hát nhạc hay, lời hay bởi vì trong anh kết hợp được hai yếu tố rất hiếm của thiên tài rất nhiều năm mới có một người!

    Cũng muốn nhắc đến một thiên tài viết nhạc cho ca khúc, cho phim ở nước ngoài, đó là Francis Lai (đẻ ở Pháp, nhiều người nhầm là gốc Tàu, thực ra ông là người Việt). Ông phổ nhạc cho rất nhiều vở musical, rồi chuyển sang chuyên viết nhạc phim, được vô số giải thưởng, trong đó nổi tiếng nhất là phim "Love Story" và bài "Where Do I Beginn" được giải Oscar về âm nhạc. Còn tôi vẫn nhớ ấn tượng âm nhạc sâu sắc của phim Emmanuelle cùng với những cảnh quay tuyệt đẹp...

    Quay trở lại với Phú Quang, vì quen biết anh tôi có hỏi nhiều lần, tại sao anh không "bắt chước" các nhạc sỹ khác, tức là viết tuốt cả nhạc cả lời, thì anh bảo tuy không được sang Nga học như nhiều người cùng lứa (đó là cả một câu chuyện dài, đề tài vẫn chưa "nguôi ngoai" được với Phú Quang cho đến tận bây giờ), nhưng anh lọ mọ tự tìm hiểu và thấy ca khúc nào của Liên Xô thời trước chả có một nhạc sỹ, một nhà thơ là đồng tác giả! Thế thì tội gì mà không học theo (mà hồi đó chả học theo Liên Xô thì học theo ai?!). Tội gì mà "phát minh ra xe đạp...?". Đúng là có học có hơn!

    Tuy vậy cái gì cũng có ngoại lệ, và ngoại lệ nổi bật nhất là bài "Điều giản dị"! Tôi nhiều lần "khai thác" anh, rằng nhạc này ở đâu ra, nghe không giống nhạc anh, lời này cũng lấy đâu ra vậy, làm sao anh viết được, hay bị ảnh hưởng của ai? (mong anh và các bạn yêu nhạc của anh lượng thứ, nhưng việc "chất vấn" là cứ phải hỏi thế, chứ không có ý bảo anh không làm được những câu thơ hay nét nhạc như vậy!). Anh thường từ chối loanh quanh chứ không trả lời thẳng vào câu hỏi, và mới đây nhất tôi thấy trong một phỏng vấn anh bảo là viết bài đó để tặng Lê Khanh, thôi thì biết vậy chứ "thảo dân không phục...".

    Thôi để tìm hiểu tiếp vậy, chúng ta hãy lắng nghe bản hay nhất của "Điều giản dị" qua giọng hát cố nghệ sỹ Lê Dung- "Người đàn bà giấu đêm vào trong tóc"...

    0 nhận xét:

    Đăng nhận xét

     

    Shop người lớn Hà Nội thành phố Hồ Chí Minh 18+ © 2015 - Designed by Templateism.com, Plugins By MyBloggerLab.com

    0936700000 sopcast,