Mấy hôm trước, cũng trên trang này, mình có viết câu chuyện nhỏ về người xưa chép sử. Là một nhân chứng lịch sử trong thời khắc không bao giờ quên ấy, mình chỉ xin ghi lại trung thực những gì mắt thấy, tai nghe theo đúng tinh thần như anh em Thái sử Bá đã làm hai ngàn năm trước.
Tiệp khắc chính thức trở thành nhà nước do đảng CS lãnh đạo sau biến cố tháng 2/1948 (Thường được gọi là cách mạng Tháng Hai - revolucni unor) khi phe CS được hậu thuẫn bởi Liên xô, làm đảo chính giành quyền kiểm soát đất nước.
Vốn là một quốc gia công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng thuộc hàng hùng mạnh nhất châu Âu thời đó, sau khi rơi vào vòng tay Liên xô, áp dụng mô hình kinh tế kế hoạch. Từ một quốc gia có mức sống trong Top 5 nước đứng đầu thế giới, nền kinh tế Tiệp khắc càng ngày càng sa sút, tự do, dân chủ bị bóp nghẹt. Tháng 1.1968 nhà cải cách Alexander Dubcek được bầu làm chủ tịch đảng CS Tiệp khắc thay cho Tổng bí thư Antonin Novotny, một phần tử stalinist cực đoan, bảo thủ. Ngay lập tức, ông cho nới rộng tự do, dân chủ. Nhà nước bãi bỏ kiểm duyệt báo chí, cho tự do ngôn luận, tự do đi lại, đặc biệt là du lịch ra nước ngoài. Ngoài ra ông còn tiến hành cải cách một cách sâu rộng kinh tế, nghiên cứu xác định lại vai trò của đảng CS trong đời sống xã hội. Quá trình xây dựng một mô hình XHCN mang màu sắc nhân bản của A.Dubcek làm nảy sinh khẩu hiệu MÙA XUÂN PRAHA - Prazske Jaro đi vào lịch sử. Những thay đổi tích cực tại Tiệp khắc đã làm một số đồng minh trong khối Hiệp ước Vác sa va, đặc biệt là hai láng giềng xhcn Balan và Đông Đức lo ngại. Ngày 21.08.1968 dưới sự cầm đầu của Liên xô, quân đội thành viên Hiệp ước Vác sa va đem quân can thiệp vào Tiệp khắc. Rumani, Anbani ngay từ đầu đã cự tuyệt tham gia và từ đó chính thức rút khỏi Hiệp ước. Chủ tịch A.Dubcek bị phế truất và Gustav Husak, một kẻ thân Liên xô được đưa lên làm tổng bí thư sau đó kiêm luôn chủ tịch nước. Những cải cách ngoạn mục, đem lại kết quả tốt đẹp do A.Dubcek chủ trương dần bị loại bỏ. Nước Tiệp khắc sau Mùa xuân Praha lại trở lại với trì trệ, u ám. Biên giới quốc gia lại bị kiểm soát nghiêm ngặt như người láng giềng anh em DDR. Người Tiệp khắc không chịu cúi đầu. Phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ, phản đối quân đội chiếm đóng Liên xô vẫn âm ỉ trong lòng người dân Tiệp khắc. Ngày 7.01.1977 những nhân sĩ, trí thức cùng đông đảo người dân Tiệp khắc đứng đầu là nhà soạn kịch nổi tiếng Vaslav Havel công bố Hiến chương 1977, đòi nhà cầm quyền phải trả lại những quyền tự do cơ bản, nhân quyền, quyền tự do biểu đạt ý kiến, tự do đi lại và các quyền phổ cập như đã được nêu trong công ước Helsinki.
- CÁCH MẠNG NHUNG (SAMETOVA REVOLUCE) VÀ NHÂN CHỨNG.
Những ngày giữa tháng 11.1989, cả nước Tiệp khắc rục rịch kỷ niệm 50 năm ngày chàng sinh viên y khoa Jan Opletal, nhân tham dự mít tinh kỷ niệm một năm khai sinh nền cộng hòa, bị phát xít Đức giết hại. Nhiều anh em lao động Việt nam từ Praha về báo tin, Praha có biến. Nhiều nơi, đặc biệt xung quanh quảng trường thành phố cũ (staronamesti), đại lộ Narodni trida SINH VIÊN TỤ TẬP ĐÔNG ĐẢO. Bình thường vào ngày này hàng năm, chính quyền vẫn lợi dụng sự kiện để tổ chức kỷ niệm rầm rộ nhưng năm nay (1989), chính quyền yêu cầu người dân không được tụ tập, tổ chức kỷ niệm. Những ai cố tình vi phạm sẽ phải gánh chịu hậu quả. Ngày 17.11.1989, ngày kỷ niệm 50 cái chết của J.Opletal, sinh viên Praha tập trung đông đảo tại Abletova. Ban đầu buổi tưởng niệm diễn ra ôn hòa, dần dần biến thành một cuộc mít tinh chỉ trích chế độ. Đây đó bất đầu xuất hiện khẩu hiệu đòi "Một nền cộng hòa tự do trong một châu Âu tự do", "chúng tôi muốn tự do", "hãy chấm dứt độc đảng".
Ngày 18.11 mình đang đi dạo quanh bãi cỏ thuộc khu người Việt nam sinh sống bỗng thấy một chiếc xe xộc đến. Anh H.( sau này là tùy viên quân sự VN tại Tiệp khắc) nhảy xuống :" Cậu đi đâu làm chúng tớ tìm mãi. Lên xe ngay, về họp gấp."Tại buổi họp, Sứ quán thông báo sơ qua về tình hình tại Praha và lo ngại về tuyên bố sẽ đình công trên cả nước. Đại diện sứ quán yêu cầu chúng mình hãy giải thích với anh em lao động VN rằng, tại Praha chỉ là tụ tập của đám sinh viên "trẻ con, dại dột, quá khích , chả hiểu biết gì...". Yêu cầu nếu tại nhà máy, có ai đó hô hào đình công, hãy cố khuyên anh chị em gắng "giúp bạn". Đừng để sản xuất bị đình trệ...
Xin giới thiệu với các bạn. Chỗ mình, nhà máy sản xuất Auto Skoda là liên hợp sản xuất xe ô tô nổi tiếng, có tới trên 20 000 công nhân trong đó có hơn 1700 lao động VN.
Ngày 19.11 người Tiệp khắc thành lập Obcanske Forum - Diễn đàn công dân. Khắp nước, người dân ra đường với biểu tượng chiếc chìa khóa trên cổ, biến thể của hai chữ đầu O-F (Obcanske Forum). Ngày 20.11 xuất hiện lời kêu gọi tổng đình công trên cả nước, yêu cầu thủ tướng Ladislav Adamec phải ra tuyên bố lên án hành động tấn công, can thiệp vào công việc nội bộ Tiệp khắc, mùa thu 1968 của quân đội thành viên Hiệp ước Vác sa va.. Thủ tướng L.Adamec khước từ đời hỏi của dân chúng. Xét thấy việc đình công cả ngày có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế đất nước, theo kinh nghiệm Balan, do đó lãnh đạo obcanske forum quyết định mô hình đình công 2 giờ. Đó là, nếu ban lãnh đạo đảng cs Tiệp khắc không đáp ứng đòi hỏi của dân chúng,cả nước sẽ đình công 2 giờ, sau đó lại làm bù 2 giờ để mọi hoạt động xã hội và sản xuất không bị gián đoạn.
Quay lại buổi tưởng niệm ngày 17.11. Ban đầu mọi việc diễn ra ôn hòa. Khi tình hình trở nên căng thẳng hơn, bộ Nội vụ tăng cường cảnh sát, tiến hành phong tỏa mọi ngõ ngách xung quanh khu vực quảng trường, siêu thị Maj. Sinh viên không còn đường tháo lui đành ngồi bệt trên đường, phó mặc số phận. Vào cuối giờ chiều, cảnh sát bắt đầu tấn công. Gần 500 người đã bị thương, bị bắt lên xe buýt hoặc xe bít bùng.
Khoảng 5 phút trước khi cảnh sát bắt đầu đàn áp, đây đó đã xuất hiện dao động, đã có tiếng nói "có lẽ nên ngừng", "về nhà thôi", "chúng ta không muốn một China thứ hai" - ( ý nói cuộc tàn sát Thiên an môn).
Chính sự đàn áp đẫm máu của lực lượng an ninh Tiệp khắc làm rúng động dư luận xã hội và gây phản ứng mạnh mẽ trong dư luận quốc tế - KHƠI MÀO CHO SỰ BÙNG NỔ CÁCH MẠNG NHUNG.
Những ngày tiếp theo, đình công liên tục nổ ra trên qui mô cả nước. Thủ tướng Adamec buộc phải lên tiếng lên án hành động can thiệp của quân đội khối Hiêp ước Vác sa va, đứng đầu là Liên xô vào Tiệp khắc, mùa thu 1968. Lãnh đạo obcanske forrum tiếp tục kêu gọi đình công buộc thủ tướng lên án hành động của hồng quân Xô viết, cùng với phát xít Đức, tấn công xâm lược Balan, mở đầu chiến tranh thế giới thứ hai.. Yêu cầu Tổng bí thư Milos Jakes từ chức...Thử tướng Adamec buộc phải đáp ứng yêu cầu, lên án Liên xô xâm lược Balan và yêu cầu Liên xô phải xin lỗi phía Balan vì đã giết hại gần 20 ngàn người yêu nước gồm sĩ quan quân đội, trí thức, những nhà chính trị và dân chúng Balan chạy trốn phát xít Đức sang lánh nạn tại Liên xô. Ngày 24.11 Tổng bí thư Milos Jakes buộc phải từ chức. Khắp nơi đình công vẫn nổ ra với khẩu hiệu "chấm dứt chính phủ độc đảng" - (konec vlady jsdne strany), "bầu cử tự do"-( svobodne volby), "ném Jakes vào sọt, Havel vào dinh" ( Jakes do kose, Havel na Hrad), "đả đảo toàn trị" (pryc s totalitou)...
Ngày 29.11.1989 quốc hội mới do Dubcek, người đã bị Liên xô phế truất, đứng đầu bầu Vaslav Havel làm tổng thống Liên bang Tiệp khắc dân chủ.
Ngày 30.11 Tiệp khắc tuyên bố, sự lãnh đạo của đảng cs chính thức chấm dứt, tất cả các trường đai học trên cả nước bãi bỏ giảng dạy lý thuyết Mác-Lê.
Chính phủ độc đảng đã cáo chung - Vlady jedne strany byla u konce.
CÁCH MẠNG NHUNG đã kết thúc đẹp đẽ như thế đấy.
--------------------------------------------------
Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn muốn tìm hiểu về lịch sử Tiệp khắc, một phần của chuỗi biến cố đông Âu những năm 89, 90 của thế kỷ trước cùng sự cáo chung của một số thể chế độc tài tại lục địa cũ có thêm tư liệu tham khảo.
Switzerland 29.08.2017
Tiệp khắc chính thức trở thành nhà nước do đảng CS lãnh đạo sau biến cố tháng 2/1948 (Thường được gọi là cách mạng Tháng Hai - revolucni unor) khi phe CS được hậu thuẫn bởi Liên xô, làm đảo chính giành quyền kiểm soát đất nước.
Vốn là một quốc gia công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng thuộc hàng hùng mạnh nhất châu Âu thời đó, sau khi rơi vào vòng tay Liên xô, áp dụng mô hình kinh tế kế hoạch. Từ một quốc gia có mức sống trong Top 5 nước đứng đầu thế giới, nền kinh tế Tiệp khắc càng ngày càng sa sút, tự do, dân chủ bị bóp nghẹt. Tháng 1.1968 nhà cải cách Alexander Dubcek được bầu làm chủ tịch đảng CS Tiệp khắc thay cho Tổng bí thư Antonin Novotny, một phần tử stalinist cực đoan, bảo thủ. Ngay lập tức, ông cho nới rộng tự do, dân chủ. Nhà nước bãi bỏ kiểm duyệt báo chí, cho tự do ngôn luận, tự do đi lại, đặc biệt là du lịch ra nước ngoài. Ngoài ra ông còn tiến hành cải cách một cách sâu rộng kinh tế, nghiên cứu xác định lại vai trò của đảng CS trong đời sống xã hội. Quá trình xây dựng một mô hình XHCN mang màu sắc nhân bản của A.Dubcek làm nảy sinh khẩu hiệu MÙA XUÂN PRAHA - Prazske Jaro đi vào lịch sử. Những thay đổi tích cực tại Tiệp khắc đã làm một số đồng minh trong khối Hiệp ước Vác sa va, đặc biệt là hai láng giềng xhcn Balan và Đông Đức lo ngại. Ngày 21.08.1968 dưới sự cầm đầu của Liên xô, quân đội thành viên Hiệp ước Vác sa va đem quân can thiệp vào Tiệp khắc. Rumani, Anbani ngay từ đầu đã cự tuyệt tham gia và từ đó chính thức rút khỏi Hiệp ước. Chủ tịch A.Dubcek bị phế truất và Gustav Husak, một kẻ thân Liên xô được đưa lên làm tổng bí thư sau đó kiêm luôn chủ tịch nước. Những cải cách ngoạn mục, đem lại kết quả tốt đẹp do A.Dubcek chủ trương dần bị loại bỏ. Nước Tiệp khắc sau Mùa xuân Praha lại trở lại với trì trệ, u ám. Biên giới quốc gia lại bị kiểm soát nghiêm ngặt như người láng giềng anh em DDR. Người Tiệp khắc không chịu cúi đầu. Phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ, phản đối quân đội chiếm đóng Liên xô vẫn âm ỉ trong lòng người dân Tiệp khắc. Ngày 7.01.1977 những nhân sĩ, trí thức cùng đông đảo người dân Tiệp khắc đứng đầu là nhà soạn kịch nổi tiếng Vaslav Havel công bố Hiến chương 1977, đòi nhà cầm quyền phải trả lại những quyền tự do cơ bản, nhân quyền, quyền tự do biểu đạt ý kiến, tự do đi lại và các quyền phổ cập như đã được nêu trong công ước Helsinki.
- CÁCH MẠNG NHUNG (SAMETOVA REVOLUCE) VÀ NHÂN CHỨNG.
Những ngày giữa tháng 11.1989, cả nước Tiệp khắc rục rịch kỷ niệm 50 năm ngày chàng sinh viên y khoa Jan Opletal, nhân tham dự mít tinh kỷ niệm một năm khai sinh nền cộng hòa, bị phát xít Đức giết hại. Nhiều anh em lao động Việt nam từ Praha về báo tin, Praha có biến. Nhiều nơi, đặc biệt xung quanh quảng trường thành phố cũ (staronamesti), đại lộ Narodni trida SINH VIÊN TỤ TẬP ĐÔNG ĐẢO. Bình thường vào ngày này hàng năm, chính quyền vẫn lợi dụng sự kiện để tổ chức kỷ niệm rầm rộ nhưng năm nay (1989), chính quyền yêu cầu người dân không được tụ tập, tổ chức kỷ niệm. Những ai cố tình vi phạm sẽ phải gánh chịu hậu quả. Ngày 17.11.1989, ngày kỷ niệm 50 cái chết của J.Opletal, sinh viên Praha tập trung đông đảo tại Abletova. Ban đầu buổi tưởng niệm diễn ra ôn hòa, dần dần biến thành một cuộc mít tinh chỉ trích chế độ. Đây đó bất đầu xuất hiện khẩu hiệu đòi "Một nền cộng hòa tự do trong một châu Âu tự do", "chúng tôi muốn tự do", "hãy chấm dứt độc đảng".
Ngày 18.11 mình đang đi dạo quanh bãi cỏ thuộc khu người Việt nam sinh sống bỗng thấy một chiếc xe xộc đến. Anh H.( sau này là tùy viên quân sự VN tại Tiệp khắc) nhảy xuống :" Cậu đi đâu làm chúng tớ tìm mãi. Lên xe ngay, về họp gấp."Tại buổi họp, Sứ quán thông báo sơ qua về tình hình tại Praha và lo ngại về tuyên bố sẽ đình công trên cả nước. Đại diện sứ quán yêu cầu chúng mình hãy giải thích với anh em lao động VN rằng, tại Praha chỉ là tụ tập của đám sinh viên "trẻ con, dại dột, quá khích , chả hiểu biết gì...". Yêu cầu nếu tại nhà máy, có ai đó hô hào đình công, hãy cố khuyên anh chị em gắng "giúp bạn". Đừng để sản xuất bị đình trệ...
Xin giới thiệu với các bạn. Chỗ mình, nhà máy sản xuất Auto Skoda là liên hợp sản xuất xe ô tô nổi tiếng, có tới trên 20 000 công nhân trong đó có hơn 1700 lao động VN.
Ngày 19.11 người Tiệp khắc thành lập Obcanske Forum - Diễn đàn công dân. Khắp nước, người dân ra đường với biểu tượng chiếc chìa khóa trên cổ, biến thể của hai chữ đầu O-F (Obcanske Forum). Ngày 20.11 xuất hiện lời kêu gọi tổng đình công trên cả nước, yêu cầu thủ tướng Ladislav Adamec phải ra tuyên bố lên án hành động tấn công, can thiệp vào công việc nội bộ Tiệp khắc, mùa thu 1968 của quân đội thành viên Hiệp ước Vác sa va.. Thủ tướng L.Adamec khước từ đời hỏi của dân chúng. Xét thấy việc đình công cả ngày có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế đất nước, theo kinh nghiệm Balan, do đó lãnh đạo obcanske forum quyết định mô hình đình công 2 giờ. Đó là, nếu ban lãnh đạo đảng cs Tiệp khắc không đáp ứng đòi hỏi của dân chúng,cả nước sẽ đình công 2 giờ, sau đó lại làm bù 2 giờ để mọi hoạt động xã hội và sản xuất không bị gián đoạn.
Quay lại buổi tưởng niệm ngày 17.11. Ban đầu mọi việc diễn ra ôn hòa. Khi tình hình trở nên căng thẳng hơn, bộ Nội vụ tăng cường cảnh sát, tiến hành phong tỏa mọi ngõ ngách xung quanh khu vực quảng trường, siêu thị Maj. Sinh viên không còn đường tháo lui đành ngồi bệt trên đường, phó mặc số phận. Vào cuối giờ chiều, cảnh sát bắt đầu tấn công. Gần 500 người đã bị thương, bị bắt lên xe buýt hoặc xe bít bùng.
Khoảng 5 phút trước khi cảnh sát bắt đầu đàn áp, đây đó đã xuất hiện dao động, đã có tiếng nói "có lẽ nên ngừng", "về nhà thôi", "chúng ta không muốn một China thứ hai" - ( ý nói cuộc tàn sát Thiên an môn).
Chính sự đàn áp đẫm máu của lực lượng an ninh Tiệp khắc làm rúng động dư luận xã hội và gây phản ứng mạnh mẽ trong dư luận quốc tế - KHƠI MÀO CHO SỰ BÙNG NỔ CÁCH MẠNG NHUNG.
Những ngày tiếp theo, đình công liên tục nổ ra trên qui mô cả nước. Thủ tướng Adamec buộc phải lên tiếng lên án hành động can thiệp của quân đội khối Hiêp ước Vác sa va, đứng đầu là Liên xô vào Tiệp khắc, mùa thu 1968. Lãnh đạo obcanske forrum tiếp tục kêu gọi đình công buộc thủ tướng lên án hành động của hồng quân Xô viết, cùng với phát xít Đức, tấn công xâm lược Balan, mở đầu chiến tranh thế giới thứ hai.. Yêu cầu Tổng bí thư Milos Jakes từ chức...Thử tướng Adamec buộc phải đáp ứng yêu cầu, lên án Liên xô xâm lược Balan và yêu cầu Liên xô phải xin lỗi phía Balan vì đã giết hại gần 20 ngàn người yêu nước gồm sĩ quan quân đội, trí thức, những nhà chính trị và dân chúng Balan chạy trốn phát xít Đức sang lánh nạn tại Liên xô. Ngày 24.11 Tổng bí thư Milos Jakes buộc phải từ chức. Khắp nơi đình công vẫn nổ ra với khẩu hiệu "chấm dứt chính phủ độc đảng" - (konec vlady jsdne strany), "bầu cử tự do"-( svobodne volby), "ném Jakes vào sọt, Havel vào dinh" ( Jakes do kose, Havel na Hrad), "đả đảo toàn trị" (pryc s totalitou)...
Ngày 29.11.1989 quốc hội mới do Dubcek, người đã bị Liên xô phế truất, đứng đầu bầu Vaslav Havel làm tổng thống Liên bang Tiệp khắc dân chủ.
Ngày 30.11 Tiệp khắc tuyên bố, sự lãnh đạo của đảng cs chính thức chấm dứt, tất cả các trường đai học trên cả nước bãi bỏ giảng dạy lý thuyết Mác-Lê.
Chính phủ độc đảng đã cáo chung - Vlady jedne strany byla u konce.
CÁCH MẠNG NHUNG đã kết thúc đẹp đẽ như thế đấy.
--------------------------------------------------
Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn muốn tìm hiểu về lịch sử Tiệp khắc, một phần của chuỗi biến cố đông Âu những năm 89, 90 của thế kỷ trước cùng sự cáo chung của một số thể chế độc tài tại lục địa cũ có thêm tư liệu tham khảo.
Switzerland 29.08.2017
0 nhận xét:
Đăng nhận xét