Luật các tổ chức tín dụng được sửa đổi, để không còn các vụ án Bầu Kiên, Hà Văn Thắm, Trầm Bê, Phạm Công Danh....
Cách đây năm năm, một đại gia vừa thâu tóm một ngân hàng ra mắt giới ngân hàng, báo chí và các chuyên gia bằng một cuộc hội thảo lớn về cải cách ngân hàng. Tôi có phát biểu, để cải cách hệ thống ngân hàng, các đại gia kiểm sát các doanh nghiệp không nên nắm kiểm soát bất cứ ngân hàng nào. Vì có xu hướng các đại gia chỉ coi ngân hàng như sân sau, lợi ích của doanh nghiệp mình cao hơn lợi ích của ngân hàng, nên dễ lợi dụng ngân hàng cho hoạt động của doanh nghiệp mình, sẵn sàng hy sinh quyền lợi ngân hàng, cũng là quyền lợi của cổ đông, khách hàng của ngân hàng. Tất yếu dẫn đến những "vụ án ngân hàng". Vô vàn những vụ án như Bầu Kiên, Phạm Công Danh, Hà Văn Thắm, Trầm Bê..các đại gia vừa đứng đầu một tập đoàn doanh nghiệp vừa kiểm soát ngân hàng đã dính vào lao lý và trả giá, nhưng hàng nghìn nhân viên và cổ đông ngân hàng cũng bị vạ lây.
Có vẻ tân Thống đốc ngân hàng nhà nước Lê Minh Hưng đã nhận thấy rõ tình trạng bất cập này và đã đề nghị quốc hội sửa luật các TCTD.
Hôm qua, Quốc hội đã thông qua luật sửa đổi luật các TCTD, theo tôi có quy định làm thay đổi cục diện nhân sự ngân hàng tại Việt nam. Đó là quy định "Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) của TCTD không được đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) hoặc các chức danh tương đương của doanh nghiệp khác". Luật sửa đổi, bổ sung luật các TCTD sẽ có hiệu lực từ 18/1/2018. Chắc chắn có một loạt thay đổi nhân sự trong vài tháng tới. Cá nhân tôi tò mò xem đại gia Dương Công Minh, sẽ từ bỏ Chủ tịch tập đoàn Himlam hay chủ tịch Sacombank?
0 nhận xét:
Đăng nhận xét